Cách 1 - Kết hợp giáo dục dinh dưỡng cho học sinh:

Việc ăn đa dạng thực phẩm có rất nhiều lợi ích như cung cấp các chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể. Vì vậy, nhà trường và phụ huynh nên giáo dục học sinh về lợi ích của việc ăn đa dạng các loại thực phẩm, từ đó sẽ giúp học sinh hình thành thói quen ăn uống khoa học, hợp lý hơn.

Cách 2 - Linh hoạt thay đổi từ từ lượng thực phẩm cho đến khi đạt được lượng thực phẩm khuyến nghị theo thực đơn mới.

Ví dụ: Nếu lượng thực phẩm cung cấp chất đạm của món mặn trong thực đơn mới giảm so với thực đơn cũ, nhà trường sẽ giảm từ từ lượng thực phẩm để học sinh làm quen; hoặc lượng rau củ quả trong thực đơn mới tăng so với thực đơn cũ, nhà trường có thể tăng từ từ để học sinh tập làm quen việc ăn nhiều rau củ quả hơn.

Cách 3 - Kết hợp kỹ năng chế biến:

Khi chế biến, nhà trường cũng nên cân nhắc việc thái mỏng hoặc cắt nhỏ thực phẩm, đồng thời hướng dẫn trẻ bắt đầu ăn từ miếng nhỏ đến miếng lớn hơn để làm quen dần với mùi vị của thực phẩm. Ngoài ra, trẻ cũng có thể ăn kèm loại thực phẩm không ưa thích với các loại thực phẩm ưa thích khác để dễ ăn hơn.